Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-318
Chương 329: Võ học hoàng gia (3)
- Đa tạ Lý huynh nhắc nhở.
Trần Khác nhẹ giọng:
- Chỉ là tại hạ có một chuyện không rõ...
- Có phải muốn biết tại sao ta lại nói với ngươi điều này không?
Lý Hiến cười:
- Kỳ thật trong lòng ta cũng yêu thích vị kia, anh khí bừng bừng, giỏi giang nhiệt huyết, không giống như các vị khác, học Quan gia được chín phần, duy chỉ thiếu mất tấm lòng của Quan gia.
- Vậy là sao?
- Huynh đệ Hoàng Thành Ti nói, tứ ca của gã chết trên Thúy Hương lầu, gã đi xem, một chút đau khổ thể hiện ra cũng không có, che đậy giỏi đến thế nào chứ.
Lý Hiến không rét mà run:
- Đối với huynh đệ của mình còn như vậy, đối với hạ thần sẽ thế nào?
- Tuy nhiên đại cục đã định.
Trần Khác cười khổ:
- Người ta là Hiền Vương, lần này việc nào cần làm cũng làm hoàn hảo. Vị kia của chúng ta không trông cậy vào được.
- Lúc này còn chưa ngã ngũ, còn chưa nhất định biết hươu chạy về tay ai.
Trước mặt Trần Khác, dù sao Lý Hiển vẫn là non:
- Với sự quan sát của ta mấy năm nay, dường như Quan gia có hứng thú với vị kia của ngươi nhiều hơn đấy.
- Nếu dùng yêu ghét để chọn người, vậy cũng không phải Đương kim Quan gia rồi.
Trần Khác thản nhiên:
- Còn phải xem ai thích hợp hơn...
- Hôm nay chúng ta chưa từng nói gì cả.
Vừa đi vừa nói, rất nhanh đã đến Tuyên Đức môn, Lý Hiến cười ha hả:
- Mời học sĩ xuống xe.
- Đương nhiên.
Trần Khác gật gật đầu, xuống xe ngựa, hắn không có được đặc quyền cưỡi ngựa ngồi kiệu trong Hoàng cung, chỉ có thể đi bộ vào... Triệu Trinh không gặp hắn ở Thùy Củng Điện, mà đang ở trong tẩm cung của mình.
Nhưng Trần Khác cũng chưa gặp Hoàng đế ngay, Lý Hiến bước ra cau mày:
- Bà bà của Cổn Quốc công chúa đột nhiên đến đây, học sĩ uống trà một lát trước đi.
Trước mặt người khác, Lý Hiến sẽ không thể hiện một chút thân thiết nào, nói xong liền xoay người rời đi.
Trần Khác kiên nhẫn chờ, ai ngờ đợi tới nửa canh giờ mới thấy một phụ nhân béo cung trang đẹp đẽ đi qua mặt... Phỏng chừng đây là bà thông gia của Đương kim Hoàng đế, cũng là cữu mẫu, Quốc công phu nhân Dương thị.
Vấn đề này quan hệ hơi loạn, nói đơn giản là, chồng của Dương thị tên Lý Dụng Hòa, là đệ đệ của Lý Thần Phi mẹ đẻ của Hoàng đế. Năm Minh Đạo thứ hai, Lưu Nga qua đời, Quan gia mới biết thân thế của mình, màn dùng ly miêu đánh tráo Thái tử mới lộ ra. Nhưng trong lịch sử thật sự không có vai trò của lão Bao, Lý nương nương từ lâu đã không còn tại thế, Quan gia không có phúc khí được nhìn thấy mẹ ruột của mình một lần.
Để bù đắp lại cảm giác áy náy với mẹ đẻ, Triệu Trinh thăng chức cho cữu cữu Lý Dụng Hòa, vẫn cảm thấy băn khoăn, bèn gả trưởng nữ Phúc Khang công chúa cho con thứ Lý Vĩ của Lý Dụng Hòa, cũng chính là biểu đệ của Ngài. Được rồi, dường như hơi có chút loạn luân? Nhưng còn nhân gia của Công chúa, theo bối phận thì phải giáng tất cả ngang hang với nhau, dường như cũng hợp tình lý.
Tuy nhiên tóm lại, Đường phong vẫn còn tồn tại ở Đại Tống triều, lễ giáo chưa thịnh hành, đi lang thang nuôi tiểu thúc cũng không hiếm thấy, gả con gái cho biểu đệ thật sự cũng không coi là gì.
Chuyện con nối dõi của Quan gia khó khăn, ngoại trừ một trưởng nữ, ngay cả tám đứa con gái sinh ra cũng chết non, gần đây có gả Thập công chúa cho Địch Vịnh, thật ra đó là nàng công chúa thứ hai nuôi lớn được.
Có thể thấy, Quan gia sủng ái nữ tử của ngài thế nào. Bản triều khi sắc phong công chúa ban đầu dùng mỹ danh để phong, sau đó lại dùng quốc phong để phong. “Phúc” “Khang” đại biểu cho lời chúc phúc của Quan gia dành cho con gái mình thông minh khỏe mạnh. Nghe nói nàng cũng đúng như ngài hy vọng, trí tuệ hơn người, xinh đẹp vô song, và vô cùng hiếu thuận.
Năm Gia Hựu thứ hai, Trần Khác vào Kinh tham gia thi cử, may mắn nhìn thấy lễ sắc phong long trọng cho vị Nhị Thập công chúa. Phúc Khang Công chúa tiến phong làm Duyên Quốc Công chúa, quy mô long trọng như đại lễ sắc phong Hoàng Hậu, chưa bao giờ có, trên sử sách chưa bao giờ thấy có tiền lệ.
Cùng năm đó, Công chúa xuất giá theo Lý Vĩ. Quan gia trước nay vốn tiết kiệm lần này lại hao tốn một trăm ngàn quan xây phủ đệ cho nàng. Tình yêu dành cho con gái cũng có thể thấy được phần nào. Nhưng hôn lễ long trọng không thể đảm bảo cho chất lượng hôn nhân, hôn nhân của Công chúa và Phò mã không hợp nhau, toàn thành đều đã biết từ sớm.
Căn do trong đó người ngoài không thể biết được, nhưng cuộc hôn nhân này có thể hạnh phúc mới kỳ quái. Đúng với một câu cách ngôn “Môn bất đăng, hộ bất đối” mà. Đối với chuyện này, Tư Mã Qang đã từng tràn đầy cảm xúc mà nói với Trần Khác:
- Sau này phải nhớ kỹ, gả con gái cho người ta thì phải chọn nhà có dòng dõi cao hơn. Cưới vợ thì phải chọn dòng dõi thấp hơn. Có như vậy ngày sau mới tốt.
Cổn Quốc công chúa thì không cần phải nói rồi, là kiều nữ lớn lên trong hoàn cảnh văn nhã ưu việt nhất, mà Quốc cữu công Lý Dụng Hòa lại là tên khốn của Biện Kinh, sống bằng nghề làm tiền âm phủ, cho đến tận khi Lưu Thái Hậu hoăng (thời xưa gọi chư hầu hoặc các quan to chết là hoăng), Quan gia nhận mẹ, lúc này Lý gia mới một bước lên thẳng mây xanh. Tục ngữ nói: Làm quan ba đời mới biết cách mặc quần áo đội mũ. Một thiếu niên thô tục cả đời lăn lộn ngoài đường như Lý Vĩ sao có thể lọt vào mắt xanh của Công chúa.
Đương nhiên, đằng sau một cuộc hôn nhân bất hạnh đều có một ác bà bà. Công chúa cường thế, Dương thị cũng cường thế, bà ta không thể nhẫn nhịn chịu đựng sự ngạo mạn của Công chúa, càng không cách nào thừa nhận hai người đã kết hôn hai năm mà vẫn chưa viên phòng, thường xuyên cãi lộn với Công chúa đến mức không dứt miệng, sau đó lại xoay người tìm Hoàng đế cáo trạng.
Phỏng chừng vị Quốc công phu nhân này đến là lại cáo trạng gì đây.
- Đã lâu không gặp.
Có lẽ bị Dương thị hành tới sức cùng lực kiệt, Triệu Trinh nằm trên ghế bành, đắp một tấm chăn mỏng tiếp kiến Trần Khác. Nhìn thấy hắn, lại nhớ đến tiểu tử này hai ba năm trước đã khiến cho mình kích động và vui sướng, ngài không khỏi cười:
- Gần đây ngươi sống rất tốt hả!
- Quan gia gầy đi rồi.
Hai mắt Trần Khác hơi đỏ lên.
- Có tiền cũng khó mua được sức khỏe cho ông già.
Triệu Tinh cười cười, nhìn Trần Khác, ngạc nhiên hỏi:
- Ngươi có chuyện gì?
- Không có gì.
Trần Khác cười lớn:
- Vi thần chỉ nghĩ đến, tình cảnh năm đó lần đầu tiên được diện Thánh.
- Đó là năm Gia Hựu thứ nhất...
Trí nhớ của Triệu Trinh rất tốt, ngài thong thả nhắc lại:
- Khi đó, quả nhân vừa mới khỏi bệnh.
Dừng một lát lại nói:
- Hiện giờ cũng vậy...
- Thánh thiên tử trăm thần tương trợ, nhưng vẫn phải bảo trọng Long thể.
Trần Khác khẽ nhắc.
- Ngồi đi.
Triệu Trinh cười cười:
- Quả nhân cũng hơi mệt, nhưng đó là vì trẫm vừa phải đuổi một lão thái thái đi.
Đoạn cười khổ:
- Nói vậy ngươi cũng biết, vị thông gia kia của ta quấn còn khó thoát hơn mười Ngự Sử.
Trần Khác cũng bị thái độ thong dong của Quan gia ảnh hưởng, hắn phâm khục điểm ấy của Triệu Trinh, bất luận gặp bao nhiêu chuyện, vẫn có thể duy trì được thái độ bình thản như mây trôi nước chảy. Có lẽ là từng trải qua quá nhiều rồi.
- Vi thần xin ra ngoài chờ.
Trần Khác hạ giọng:
- Chờ Quan gia nghỉ rồi mới vào.
Hắn căn cứ vào thái độ hầu hạ của đại thần trong kịch truyền hình và điện ảnh đời sau mà đối đãi với Triệu Trinh. Việc này khiến cho Quan gia ở đời Tống vẫn luôn bị các đại thần ức hiếp cảm thấy cực kỳ được an ủi.
- Không cần.
Triệu Trinh lắc đầu:
- Quả nhân có thể nằm nói chuyện với ngươi, nói cả buổi sáng cũng không mệt đâu.
Lại nhìn Trần Khác:
- Ngươi oán quả nhân sao?
- Không có.
Trần Khác quả quyết lắc đầu.
- Nói thật đi!
Triệu Trinh vẫn thản nhiên:
- Làm sao có thể không có?
- Chính là nói thật. Vi thần không nói mấy câu giả dối như “Lôi đình vũ lô, giai thị quân ân” (mưa móc sấm sét đều là ơn của chúa thượng).
Trần Khác thản nhiên:
- Nhưng vi thần từ trước tới nay vẫn làm theo ý mình, cảm thấy chuyện nên làm, thì có phải bồi thêm cái khố cũng sẽ làm. Thần cho rằng thu phục Đại Lý sẽ có lợi cho Đại tống, nên làm. Trước khi làm vẫn chưa từng nghĩ mình sẽ được cái gì. Sau khi làm xong, chuyện này thành, chứng minh thần đã đúng, chính là phần thưởng lớn nhất dành cho thần rồi.
Triệu Trinh nhìn đôi mắt trong suốt của hắn, chậm rãi gật đầu:
- Xem ra quả nhân đã xem nhẹ lòng dạ của ngươi. Trần Trọng Phương quả nhiên có khí khái hiền sĩ.
- Quan gia khen nhầm rồi.
Trần Khác cười:
- Vi thần chỉ là một tên ngốc lớn mật, huống chi cũng không phải thần hoàn toàn không có tư tâm. Là quan gia nói, chỉ cần thần có thể lập nhiều bất thế chi công, sẽ tứ hôn cho thần.
- Ha ha ha... Ngươi cho là thật hả?
Triệu Trinh không khỏi cười phá lên.
- Quan gia sẽ không nói mà không giữ lời chứ...
Trần Khác đau khổ ra mặt:
- Vi thần khó khăn lắm mới giải quyết được hai đằng, mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ cơ hội...
- Quả nhân không phải có ý đó.
Triệu Trinh lắc đầu cười:
- Ngươi cũng được coi như cháu trai ngoại của trẫm, quả nhân sao lại không giúp ngươi nữa?
- Đa tạ bệ hạ thành toàn.
Trần Khác đứng dậy thi lễ, người này coi như thuận rồi.
- Tiểu tử ngươi.
Triệu Trinh không khỏi mỉm cười, lại sâu kín ẩn ý:
- Ta hỏi ngươi, có chắc chắn vị đồng đảng kia của ngươi sẽ thắng?
Không ngờ được Triệu Trinh sẽ đột nhiên làm khó dễ vào lúc này, Trần Khác sửng sốt, trả lời lập tức:
- Vi thần khẩn cầu Bệ hạ thu lại những lời này!
- Đa tạ Lý huynh nhắc nhở.
Trần Khác nhẹ giọng:
- Chỉ là tại hạ có một chuyện không rõ...
- Có phải muốn biết tại sao ta lại nói với ngươi điều này không?
Lý Hiến cười:
- Kỳ thật trong lòng ta cũng yêu thích vị kia, anh khí bừng bừng, giỏi giang nhiệt huyết, không giống như các vị khác, học Quan gia được chín phần, duy chỉ thiếu mất tấm lòng của Quan gia.
- Vậy là sao?
- Huynh đệ Hoàng Thành Ti nói, tứ ca của gã chết trên Thúy Hương lầu, gã đi xem, một chút đau khổ thể hiện ra cũng không có, che đậy giỏi đến thế nào chứ.
Lý Hiến không rét mà run:
- Đối với huynh đệ của mình còn như vậy, đối với hạ thần sẽ thế nào?
- Tuy nhiên đại cục đã định.
Trần Khác cười khổ:
- Người ta là Hiền Vương, lần này việc nào cần làm cũng làm hoàn hảo. Vị kia của chúng ta không trông cậy vào được.
- Lúc này còn chưa ngã ngũ, còn chưa nhất định biết hươu chạy về tay ai.
Trước mặt Trần Khác, dù sao Lý Hiển vẫn là non:
- Với sự quan sát của ta mấy năm nay, dường như Quan gia có hứng thú với vị kia của ngươi nhiều hơn đấy.
- Nếu dùng yêu ghét để chọn người, vậy cũng không phải Đương kim Quan gia rồi.
Trần Khác thản nhiên:
- Còn phải xem ai thích hợp hơn...
- Hôm nay chúng ta chưa từng nói gì cả.
Vừa đi vừa nói, rất nhanh đã đến Tuyên Đức môn, Lý Hiến cười ha hả:
- Mời học sĩ xuống xe.
- Đương nhiên.
Trần Khác gật gật đầu, xuống xe ngựa, hắn không có được đặc quyền cưỡi ngựa ngồi kiệu trong Hoàng cung, chỉ có thể đi bộ vào... Triệu Trinh không gặp hắn ở Thùy Củng Điện, mà đang ở trong tẩm cung của mình.
Nhưng Trần Khác cũng chưa gặp Hoàng đế ngay, Lý Hiến bước ra cau mày:
- Bà bà của Cổn Quốc công chúa đột nhiên đến đây, học sĩ uống trà một lát trước đi.
Trước mặt người khác, Lý Hiến sẽ không thể hiện một chút thân thiết nào, nói xong liền xoay người rời đi.
Trần Khác kiên nhẫn chờ, ai ngờ đợi tới nửa canh giờ mới thấy một phụ nhân béo cung trang đẹp đẽ đi qua mặt... Phỏng chừng đây là bà thông gia của Đương kim Hoàng đế, cũng là cữu mẫu, Quốc công phu nhân Dương thị.
Vấn đề này quan hệ hơi loạn, nói đơn giản là, chồng của Dương thị tên Lý Dụng Hòa, là đệ đệ của Lý Thần Phi mẹ đẻ của Hoàng đế. Năm Minh Đạo thứ hai, Lưu Nga qua đời, Quan gia mới biết thân thế của mình, màn dùng ly miêu đánh tráo Thái tử mới lộ ra. Nhưng trong lịch sử thật sự không có vai trò của lão Bao, Lý nương nương từ lâu đã không còn tại thế, Quan gia không có phúc khí được nhìn thấy mẹ ruột của mình một lần.
Để bù đắp lại cảm giác áy náy với mẹ đẻ, Triệu Trinh thăng chức cho cữu cữu Lý Dụng Hòa, vẫn cảm thấy băn khoăn, bèn gả trưởng nữ Phúc Khang công chúa cho con thứ Lý Vĩ của Lý Dụng Hòa, cũng chính là biểu đệ của Ngài. Được rồi, dường như hơi có chút loạn luân? Nhưng còn nhân gia của Công chúa, theo bối phận thì phải giáng tất cả ngang hang với nhau, dường như cũng hợp tình lý.
Tuy nhiên tóm lại, Đường phong vẫn còn tồn tại ở Đại Tống triều, lễ giáo chưa thịnh hành, đi lang thang nuôi tiểu thúc cũng không hiếm thấy, gả con gái cho biểu đệ thật sự cũng không coi là gì.
Chuyện con nối dõi của Quan gia khó khăn, ngoại trừ một trưởng nữ, ngay cả tám đứa con gái sinh ra cũng chết non, gần đây có gả Thập công chúa cho Địch Vịnh, thật ra đó là nàng công chúa thứ hai nuôi lớn được.
Có thể thấy, Quan gia sủng ái nữ tử của ngài thế nào. Bản triều khi sắc phong công chúa ban đầu dùng mỹ danh để phong, sau đó lại dùng quốc phong để phong. “Phúc” “Khang” đại biểu cho lời chúc phúc của Quan gia dành cho con gái mình thông minh khỏe mạnh. Nghe nói nàng cũng đúng như ngài hy vọng, trí tuệ hơn người, xinh đẹp vô song, và vô cùng hiếu thuận.
Năm Gia Hựu thứ hai, Trần Khác vào Kinh tham gia thi cử, may mắn nhìn thấy lễ sắc phong long trọng cho vị Nhị Thập công chúa. Phúc Khang Công chúa tiến phong làm Duyên Quốc Công chúa, quy mô long trọng như đại lễ sắc phong Hoàng Hậu, chưa bao giờ có, trên sử sách chưa bao giờ thấy có tiền lệ.
Cùng năm đó, Công chúa xuất giá theo Lý Vĩ. Quan gia trước nay vốn tiết kiệm lần này lại hao tốn một trăm ngàn quan xây phủ đệ cho nàng. Tình yêu dành cho con gái cũng có thể thấy được phần nào. Nhưng hôn lễ long trọng không thể đảm bảo cho chất lượng hôn nhân, hôn nhân của Công chúa và Phò mã không hợp nhau, toàn thành đều đã biết từ sớm.
Căn do trong đó người ngoài không thể biết được, nhưng cuộc hôn nhân này có thể hạnh phúc mới kỳ quái. Đúng với một câu cách ngôn “Môn bất đăng, hộ bất đối” mà. Đối với chuyện này, Tư Mã Qang đã từng tràn đầy cảm xúc mà nói với Trần Khác:
- Sau này phải nhớ kỹ, gả con gái cho người ta thì phải chọn nhà có dòng dõi cao hơn. Cưới vợ thì phải chọn dòng dõi thấp hơn. Có như vậy ngày sau mới tốt.
Cổn Quốc công chúa thì không cần phải nói rồi, là kiều nữ lớn lên trong hoàn cảnh văn nhã ưu việt nhất, mà Quốc cữu công Lý Dụng Hòa lại là tên khốn của Biện Kinh, sống bằng nghề làm tiền âm phủ, cho đến tận khi Lưu Thái Hậu hoăng (thời xưa gọi chư hầu hoặc các quan to chết là hoăng), Quan gia nhận mẹ, lúc này Lý gia mới một bước lên thẳng mây xanh. Tục ngữ nói: Làm quan ba đời mới biết cách mặc quần áo đội mũ. Một thiếu niên thô tục cả đời lăn lộn ngoài đường như Lý Vĩ sao có thể lọt vào mắt xanh của Công chúa.
Đương nhiên, đằng sau một cuộc hôn nhân bất hạnh đều có một ác bà bà. Công chúa cường thế, Dương thị cũng cường thế, bà ta không thể nhẫn nhịn chịu đựng sự ngạo mạn của Công chúa, càng không cách nào thừa nhận hai người đã kết hôn hai năm mà vẫn chưa viên phòng, thường xuyên cãi lộn với Công chúa đến mức không dứt miệng, sau đó lại xoay người tìm Hoàng đế cáo trạng.
Phỏng chừng vị Quốc công phu nhân này đến là lại cáo trạng gì đây.
- Đã lâu không gặp.
Có lẽ bị Dương thị hành tới sức cùng lực kiệt, Triệu Trinh nằm trên ghế bành, đắp một tấm chăn mỏng tiếp kiến Trần Khác. Nhìn thấy hắn, lại nhớ đến tiểu tử này hai ba năm trước đã khiến cho mình kích động và vui sướng, ngài không khỏi cười:
- Gần đây ngươi sống rất tốt hả!
- Quan gia gầy đi rồi.
Hai mắt Trần Khác hơi đỏ lên.
- Có tiền cũng khó mua được sức khỏe cho ông già.
Triệu Tinh cười cười, nhìn Trần Khác, ngạc nhiên hỏi:
- Ngươi có chuyện gì?
- Không có gì.
Trần Khác cười lớn:
- Vi thần chỉ nghĩ đến, tình cảnh năm đó lần đầu tiên được diện Thánh.
- Đó là năm Gia Hựu thứ nhất...
Trí nhớ của Triệu Trinh rất tốt, ngài thong thả nhắc lại:
- Khi đó, quả nhân vừa mới khỏi bệnh.
Dừng một lát lại nói:
- Hiện giờ cũng vậy...
- Thánh thiên tử trăm thần tương trợ, nhưng vẫn phải bảo trọng Long thể.
Trần Khác khẽ nhắc.
- Ngồi đi.
Triệu Trinh cười cười:
- Quả nhân cũng hơi mệt, nhưng đó là vì trẫm vừa phải đuổi một lão thái thái đi.
Đoạn cười khổ:
- Nói vậy ngươi cũng biết, vị thông gia kia của ta quấn còn khó thoát hơn mười Ngự Sử.
Trần Khác cũng bị thái độ thong dong của Quan gia ảnh hưởng, hắn phâm khục điểm ấy của Triệu Trinh, bất luận gặp bao nhiêu chuyện, vẫn có thể duy trì được thái độ bình thản như mây trôi nước chảy. Có lẽ là từng trải qua quá nhiều rồi.
- Vi thần xin ra ngoài chờ.
Trần Khác hạ giọng:
- Chờ Quan gia nghỉ rồi mới vào.
Hắn căn cứ vào thái độ hầu hạ của đại thần trong kịch truyền hình và điện ảnh đời sau mà đối đãi với Triệu Trinh. Việc này khiến cho Quan gia ở đời Tống vẫn luôn bị các đại thần ức hiếp cảm thấy cực kỳ được an ủi.
- Không cần.
Triệu Trinh lắc đầu:
- Quả nhân có thể nằm nói chuyện với ngươi, nói cả buổi sáng cũng không mệt đâu.
Lại nhìn Trần Khác:
- Ngươi oán quả nhân sao?
- Không có.
Trần Khác quả quyết lắc đầu.
- Nói thật đi!
Triệu Trinh vẫn thản nhiên:
- Làm sao có thể không có?
- Chính là nói thật. Vi thần không nói mấy câu giả dối như “Lôi đình vũ lô, giai thị quân ân” (mưa móc sấm sét đều là ơn của chúa thượng).
Trần Khác thản nhiên:
- Nhưng vi thần từ trước tới nay vẫn làm theo ý mình, cảm thấy chuyện nên làm, thì có phải bồi thêm cái khố cũng sẽ làm. Thần cho rằng thu phục Đại Lý sẽ có lợi cho Đại tống, nên làm. Trước khi làm vẫn chưa từng nghĩ mình sẽ được cái gì. Sau khi làm xong, chuyện này thành, chứng minh thần đã đúng, chính là phần thưởng lớn nhất dành cho thần rồi.
Triệu Trinh nhìn đôi mắt trong suốt của hắn, chậm rãi gật đầu:
- Xem ra quả nhân đã xem nhẹ lòng dạ của ngươi. Trần Trọng Phương quả nhiên có khí khái hiền sĩ.
- Quan gia khen nhầm rồi.
Trần Khác cười:
- Vi thần chỉ là một tên ngốc lớn mật, huống chi cũng không phải thần hoàn toàn không có tư tâm. Là quan gia nói, chỉ cần thần có thể lập nhiều bất thế chi công, sẽ tứ hôn cho thần.
- Ha ha ha... Ngươi cho là thật hả?
Triệu Trinh không khỏi cười phá lên.
- Quan gia sẽ không nói mà không giữ lời chứ...
Trần Khác đau khổ ra mặt:
- Vi thần khó khăn lắm mới giải quyết được hai đằng, mọi sự đã chuẩn bị, chỉ còn chờ cơ hội...
- Quả nhân không phải có ý đó.
Triệu Trinh lắc đầu cười:
- Ngươi cũng được coi như cháu trai ngoại của trẫm, quả nhân sao lại không giúp ngươi nữa?
- Đa tạ bệ hạ thành toàn.
Trần Khác đứng dậy thi lễ, người này coi như thuận rồi.
- Tiểu tử ngươi.
Triệu Trinh không khỏi mỉm cười, lại sâu kín ẩn ý:
- Ta hỏi ngươi, có chắc chắn vị đồng đảng kia của ngươi sẽ thắng?
Không ngờ được Triệu Trinh sẽ đột nhiên làm khó dễ vào lúc này, Trần Khác sửng sốt, trả lời lập tức:
- Vi thần khẩn cầu Bệ hạ thu lại những lời này!
Bình luận facebook