Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-323
Chương 330: Long Xương Kỳ (4)
Vương An Thạch thấy bìa sách thay đổi đã có ba phần không hài lòng, cố nén bực mình hỏi:
- Không biết vị tài tử nào đã đi
Trước Bàng Nhi nhà ta một bước?
- Con trai của bạn cũ của tại hạ,
Trần Khác Trần Trọng Phương...
- Ò ha ha ha..
Vương An Thạch nghe vậy cười to:
- Ông không nói sớm, nếu sớm biết thì cần gì phải uổng phí thời gian?
Liền không nhắc đến chuyện này nữa, đưa người Tô gia rời Giang Ninh.
Vương An Thạch không để bụng chuyện này, nhưng Vương Bàng lại cho là bị làm nhục, y thầm hận người Tô gia không nể mặt mình, và cũng nhìn Trần Khác không vừa mắt. Chỉ có điều, mặc dù tuổi y không lớn lắm, nhưng lại là người rất biết trước biết sau, nếu như đã nghe theo ý của Chương Tử Hậu, chọn đứng về phe Triệu Tông Tích đương nhiên sẽ không gây lục dục với tâm phúc của ngài... Điều chỉnh một chút, Vương Bàng cười nói với Trần Khác:
- “Tự điển” Trọng Phương huynh soạn tiểu đệ đã xem được vài năm, nhưng mỗi lần mở ra vẫn tán thưởng không ngừng.
- Chẳng qua chỉ là chút bản lĩnh nhỏ nhoi thôi.
Trần Khác cười nói:
- Nếu hiền đệ muốn làm, với thông minh tài trí của đệ, nhất định có thể viết ra quyển tốt hơn.
Vương Bàng thầm tự nhủ “Đó là đương nhiên” nhưng vẫn cười nói:
- Ngu đệ ngu dốt, nào có thông minh tài trí gì?
- Nghe nói hiền đệ khi còn nhỏ, có một người khách nhốt một con hươu và một con hoẵng vào một cái lồng, tặng cho Vương công, vừa hay lúc đó hiền đệ ở bên cạnh, người khách đó thấy vậy hỏi: “Con nào là hươu, con nào là hoẵng...”
Trần Khác cười nói:
- Người bình thường sao có thể nhận ra được, nhưng khi đó hiền đệ đã trả lời “Bên cạnh hươu là hoẵng, bên cạnh hoẵng là hươu”. Khi đó đệ mới năm tuổi thì phải?
[ truyen cua tui @@ Net ]
Vương Bàng không thể tưởng được thanh danh của mình đã truyền khắp thiên hạ, không khỏi thoải mái cười ha hả:
- Có câu “Phong thủy luân lưu chuyển”, ngày hôm nay mạch ngầm đã chảy đến đất Thục rồi. Xa không nói, chỉ nói một nhà Trọng Phương huynh, còn có lệnh nhạc gia...
Dừng một lát, cười nói:
- Ồ đúng rồi, còn có vị Vũ Lăng tiên sinh nữa, nghe nói đã chiếm hết vinh dự của văn đàn trong thiên hạ.
Trần Khác thấy y cũng không nhằm vào mình, tưởng rằng đó chỉ là phản xạ tranh tài đối với văn nhân, cũng không nghĩ sâu xa, chỉ cười:
- Hiện giờ đang lúc văn đàn thịnh thế, văn hào thiên hạ nhiều vô kể, dù là ai cũng không có cách nào chiếm hết vinh dự của văn đàn thiên hạ chứ?
- Lời này rất đúng.
Vương Bàng lắc đầu cười lạnh:
- Chỉ cần trước mắt vị này không làm chuyện gì nhận được sự cho phép của triều đình, vậy từ nay về sau, tất cả mọi người muốn nở mày nở mặt cũng chấm dứt...
- Đúng vậy.
Trần Khác gật gật đầu, đây cũng là chuyện lâu nay hắn vẫn lo lắng vì Triệu Tông Tích, mà cũng không có cách nào. Uy lực của Long Xương Kỳ kia quả thực quá lớn, nghe nói ông ta đến kinh thành, ngay cả Tô Thức cũng nhịn không nổi gia nhập vào đại quân nghênh đón, nói gì đến người khác?
Tuy nhiên, Vương Bàng cũng không có cách gì hay, hai người không nói gì, nhất thời hơi trầm ngâm.
Thấy không khí có chút tẻ nhạt, Vương An Lễ lại gần cười bắt chuyện:
- Trọng Phương huynh, tại hạ ngưỡng mộ đại danh đã lâu, nhất là đoạn thơ “Băng tuyết lâm trung trứ thử thân, bất đồng đào lý hỗn phương trần. Hốt nhiên nhất dạ thanh hương phát, tán tác càn khôn vạn lý xuân” của huynh.
Cho dù Trần Khác tự cho mình là vãn bối của Vương An Thạch, Vương An Lễ cũng không dám mạo xưng là bề trên của vị nhân tài kiệt xuất cùng tuổi này, chỉ có thể khen:
- Thật sự là rất khí khái, tràn đầy khát vọng.
- Tiểu đệ càng thích đoạn “Vĩnh ngộ lạc” : “Thiên cổ giang sơn, anh hùng vô mịch, Tôn Trọng Mưu xử” (Ngàn dặm giang sơn, anh hùng khó kiếm. Nơi Tôn Quyền ở-Vĩnh Ngộ Lạc – Tân Khí Tật).
Vương An Thượng cũng chen vào:
- Nhớ năm đó, tư thế hào hùng, khí thế ngàn dặm như hổ. Thật không thể tưởng được, Trọng Phương huynh có thể viết lại từ một đoạn tiểu từ hàm súc uyển chuyển đó trở nên hào hùng như thế, trực tiếp bảo người phải múa kiếm mà hát.
Dừng lại một lát nói:
- Tuy nhiên, tới “hạ khuyết” (phần cuối của bài từ), sao lại bi thương vậy?
(Bài từ Vĩnh Ngộ Lạc sẽ được phân tích khá kỹ trong khoảng 1/3 chương này, nên mong cả nhà đọc qua 1 lượt ở dưới mới hiểu được)
Trần Khác không khỏi đỏ bừng cả mặt, tuy hắn làm thơ rất nhiều, nhưng thực sự vẫn chỉ là người chuyển lời, vẫn là lấy trộm tác phẩm của hậu nhân... Thật sự cũng không có cách nào, cái thứ tài này, chung quy cũng không phải cố mài luyện là ra.
Bài thơ thứ nhất Vương An Lễ nhắc đến kia vốn là tác phẩm của Vương Miện triều Nguyên, mà lời của Vương An Thượng chính là tác phẩm nổi danh của Tân Khí Tật... Lời của lão Tân rất hợp khẩu vị của Trần Khác, cho nên cũng bị trộm vô cùng tàn nhẫn, chỉ sợ sau này tới khi sinh ra lớn lên, ông luôn luôn có cảm giác “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Trần Khác đề thơ ở phía trước” mà thôi (cảnh đẹp trước mắt không cách nào miêu tả, chỉ bài thơ của Trần Khác đã nói hết cả rồi)
“Hạ khuyết” của bài từ này, Trần Khác sửa lại một chút, sửa “Tứ thập tam niên, vọng trung do ký, phong hỏa Dương Châu lộ” (Bốn mươi ba năm, ngoảnh nhìn còn nhớ, khói lửa Dương Châu lộ-Vĩnh Ngộ Lạc-Tân Khí Tật) thành “Nhị thập tam niên, Vọng Trung do ký, phong hỏa Thiểm Tây lộ”. Ý định ban đầu của hắn là muốn khích lệ tinh thần của các đồng niên đồng chí, cũng không có ý gì khác, bèn cười đáp:
- “Thiếu niên bất thức sầu tư vị, vi phú tân từ cường thuyết sầu” thôi. (Người đang trẻ thì không rõ cảm giác ưu sầu. Chỉ vì ngâm phú ngâm từ mà miễn cưỡng nói sầu)
Trong lúc không cẩn thận, không may lại trúng một thương.
- Hay cho “Thiếu niên bất thức sầu tư vị, vi phú tân từ cường thuyết sầu”.
Huynh đệ Vương An Lễ cùng nhau khen.
Tuy nhiên Vương Bàng lại không cho là đúng:
- Trọng Phương huynh, sau này vẫn nên để ý một chút mới tốt. “Nguyên gia thảo thảo, phong lang cư tư, doanh đắc thương hoàng bắc cố” (Nguyên Gia vội vàng. Phong lang cư tư. Rốt cuộc vội vàng Bắc Cố” ) không sợ người khác nói ngươi mượn chuyện người xưa nói người nay sao?
Ai nấy đều ngạc nhiên, sau đó là sợ hãi. Đúng vậy, hai mươi ba năm trước, Đại Tống dồn lực cả nước chủ động tấn công Tây Hạ, ý đồ tiêu diệt Lý Nguyên Hạo, ai ngờ bị lão nắm được cơ hội đánh cho thất bại thảm hại, tuy rằng cuối cùng Lý Nguyên Hạo cầu hòa, nhưng đó là vì thực lực hai nước cách xa quá lớn, lại có Liêu quốc bên cạnh, để bảo tồn thực lực mới đành đình chiến gấp rút cầu hòa.
Mặc dù vậy, vì giữ gìn mặt mũi Đại Tống, triều đình vẫn tuyên bố mình là kẻ thắng, Trần Khác nhắc đến điển cố Lưu Nghĩa Long con của Lưu Dụ ý đồ phong Lang Cư Tư, tấn công Bắc phạt, ngược lại khiến Hoàng đế Bắc Ngụy Thác Bạt Đao thừa cơ chỉ huy xuôi về phía nam, binh chống đỡ dải Giang Bắc quay về, rơi vào tay đối thủ bị thương nặng, rất dễ khiến cho người ta liên tưởng muốn nói bóng gió đền bản triều.
Tim Trần Khác đập mạnh, lại chợt cười nói:
- Đúng là mượn cổ nói nay, nhưng không phải châm biếm nay. “Nguyên gia thảo thảo, phong Lang Cư Tư, Doanh đắc Thương Hoàng bắc cố. Nhị thập tam niên, vọng trung do ký, phong hỏa Thiểm Tây lộ. Hà Khan hồi phủ, phật ly từ hạ, nhất phiến thần nha xã cố. Bằng thùy vấn: Liêm pha lão hĩ, thượng năng phạn phủ?” (Nguyên Gia qua loa vội vàng đánh Lang Cư Tư mong mở mang biên cương, vộ vàng đánh Bắc Cố. Hai mươi ba năm trước, ngoảnh đầu nhìn lại, vùng Thiểm Tây khói lửa. Ngoái cổ về, đền Phật Ly cúng tế linh đình. Quạ kêu, trống gõ. Có ai hỏi đến lão tướng Liêm Pha vẫn ăn khỏe chứ?) Ý của ta là, năm đó chiến tranh với Tây Hạ, triều đình của ta chuẩn bị không tốt, cho nên mới rơi vào cái “thảo thảo” (vội vàng, qua loa), nhưng hiện tại Nguyên Hạo đã chết, Tây Hạ không có ai lãnh đạo mà sinh loạn, thực lực quốc gia ngày càng suy yếu, chỉ có Đại Tống ta quyết chí tự cường, chăm lo việc nước, rửa sạch hổ thẹn!
Nhưng trong lòng thầm nghĩ, xem ra sau này phải cần thận rồi, tránh bị người ta tóm lấy nhược điểm, mượn cơ hội sinh sự.
Hắn vốn tưởng rằng Vương Bàng sẽ tiếp tục nói mỉa mai, ai ngờ đối phương lại vỗ tay khen:
- Nói rất hay, thực đã nói ra tiếng lòng của ngu đệ!
Vương Bàng nói với Vương An:
- Tiểu thúc, giờ ta đã hiểu, bài từ
Này không có hạ khuyết, đó là tác phẩm của người luyện võ, có hạ khuyết thâm trầm tỉnh táo mới là lòng son nhiệt tâm của người đọc sách thế hệ chúng ta!
Nghe tiểu tử này nói như thế, Trần Khác lại nhẹ nhàng thở ra, cũng không hiểu tại sao, trước mặt Vương An Thạch hắn cũng chưa từng cảm thấy áp lực lớn như vậy. Chỉ có thể nói, cậu thiếu niên mười sáu tuổi này quả thật là sự tồn tại yêu nghiệt!
Chuyển ánh mắt sang phía khác, dùng cách này bình phục tâm tình trở lại, Trần Khác lơ đãng nhìn thấy, xe ngựa của nữ quyến Vương gia vén màn lên, một đôi mắt to linh hoạt đang chăm chú nhìn mình.
Đó là một cô bé mười lăm mười sáu tuổi, tràn đầy thanh xuân, dung nhan còn hơn Tiểu Muội một bậc. Phát hiện Trần Khác nhìn mình, không giống như những thiếu nữ bình thường nàng không hề hoảng loạn, mà khẽ cười, giòn như chuông:
- Động Đình tám trăm dặm, sóng cuộn trào, đại nhân từ đâu mà đến?
(1): Bài thơ Vĩnh Ngộ Lạc (kinh khẩu bắc cố đình hoài cổ)
Thiên cổ giang sơn,
Anh hùng vô mịch,
Tôn Trọng Mưu xứ.
Vũ tạ ca đài,
Phong lưu tổng bị,
Vũ đả phong xuy khứ.
Tà dương thảo thụ,
Tầm thường hạng mạch,
Nhân đạo Ký Nô tằng trú.
Tưởng đương niên,
Kim qua thiết mã,
Khí thôn vạn lý như hổ.
Nguyên Gia thảo thảo,
Phong Lang Cư Tư,
Doanh đắc thương hoàng Bắc Cố.
Tứ thập tam niên,
Vọng trung do ký,
Phong hoả Dương Châu lộ.
Hà kham hồi thủ,
Phật Ly từ hạ,
Nhất phiến thần nha xã cổ.
Bằng thuỳ vấn,
Liêm Pha lão hĩ,
Thượng năng thực phủ.
Dịch: Tại đình Bắc Cố cửa Kính nhớ chuyện xưa
Ngàn thuở non sông
Anh hùng khó kiếm
Nơi Tôn Quyền (Tôn Trọng Mưu) ở
Điện múa đài ca
Phong lưu thảy bị
Gió giập mưa vùi đổ
Tà dương cây cỏ
Tầm thường ngõ ngách
Nơi Ký Nô từng ở đó
Tưởng bấy giờ
Giáo vàng ngựa sắt
Khí thôn muôn dặm hùng hổ
Nguyên Gia (niên hiệu vua Tống Văn Đế) nông nổi
Phong Lang Cư Tư (Tên núi Lang Cư Tư) (ý là Muốn mở rộng biên cương, đánh Lang Cư Tư)
Rút cuộc vội vàng Bắc Cố
Bốn ba năm qua,
Tròng mắt như in,
Vùng Dương Châu khói lửa.
Ngoái cổ về,
Đền Phật Ly cúng tế linh đình,
Quạ kêu, trống gõ.
Có ai hỏi đến,
Lão tướng Liêm Pha,
Vẫn ăn khoẻ chứ?
Bài thơ: Vĩnh ngộ lạc - Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ - 永遇樂-京口北顧亭懷古 (Tân Khí Tật - 辛棄疾)
Vương An Thạch thấy bìa sách thay đổi đã có ba phần không hài lòng, cố nén bực mình hỏi:
- Không biết vị tài tử nào đã đi
Trước Bàng Nhi nhà ta một bước?
- Con trai của bạn cũ của tại hạ,
Trần Khác Trần Trọng Phương...
- Ò ha ha ha..
Vương An Thạch nghe vậy cười to:
- Ông không nói sớm, nếu sớm biết thì cần gì phải uổng phí thời gian?
Liền không nhắc đến chuyện này nữa, đưa người Tô gia rời Giang Ninh.
Vương An Thạch không để bụng chuyện này, nhưng Vương Bàng lại cho là bị làm nhục, y thầm hận người Tô gia không nể mặt mình, và cũng nhìn Trần Khác không vừa mắt. Chỉ có điều, mặc dù tuổi y không lớn lắm, nhưng lại là người rất biết trước biết sau, nếu như đã nghe theo ý của Chương Tử Hậu, chọn đứng về phe Triệu Tông Tích đương nhiên sẽ không gây lục dục với tâm phúc của ngài... Điều chỉnh một chút, Vương Bàng cười nói với Trần Khác:
- “Tự điển” Trọng Phương huynh soạn tiểu đệ đã xem được vài năm, nhưng mỗi lần mở ra vẫn tán thưởng không ngừng.
- Chẳng qua chỉ là chút bản lĩnh nhỏ nhoi thôi.
Trần Khác cười nói:
- Nếu hiền đệ muốn làm, với thông minh tài trí của đệ, nhất định có thể viết ra quyển tốt hơn.
Vương Bàng thầm tự nhủ “Đó là đương nhiên” nhưng vẫn cười nói:
- Ngu đệ ngu dốt, nào có thông minh tài trí gì?
- Nghe nói hiền đệ khi còn nhỏ, có một người khách nhốt một con hươu và một con hoẵng vào một cái lồng, tặng cho Vương công, vừa hay lúc đó hiền đệ ở bên cạnh, người khách đó thấy vậy hỏi: “Con nào là hươu, con nào là hoẵng...”
Trần Khác cười nói:
- Người bình thường sao có thể nhận ra được, nhưng khi đó hiền đệ đã trả lời “Bên cạnh hươu là hoẵng, bên cạnh hoẵng là hươu”. Khi đó đệ mới năm tuổi thì phải?
[ truyen cua tui @@ Net ]
Vương Bàng không thể tưởng được thanh danh của mình đã truyền khắp thiên hạ, không khỏi thoải mái cười ha hả:
- Có câu “Phong thủy luân lưu chuyển”, ngày hôm nay mạch ngầm đã chảy đến đất Thục rồi. Xa không nói, chỉ nói một nhà Trọng Phương huynh, còn có lệnh nhạc gia...
Dừng một lát, cười nói:
- Ồ đúng rồi, còn có vị Vũ Lăng tiên sinh nữa, nghe nói đã chiếm hết vinh dự của văn đàn trong thiên hạ.
Trần Khác thấy y cũng không nhằm vào mình, tưởng rằng đó chỉ là phản xạ tranh tài đối với văn nhân, cũng không nghĩ sâu xa, chỉ cười:
- Hiện giờ đang lúc văn đàn thịnh thế, văn hào thiên hạ nhiều vô kể, dù là ai cũng không có cách nào chiếm hết vinh dự của văn đàn thiên hạ chứ?
- Lời này rất đúng.
Vương Bàng lắc đầu cười lạnh:
- Chỉ cần trước mắt vị này không làm chuyện gì nhận được sự cho phép của triều đình, vậy từ nay về sau, tất cả mọi người muốn nở mày nở mặt cũng chấm dứt...
- Đúng vậy.
Trần Khác gật gật đầu, đây cũng là chuyện lâu nay hắn vẫn lo lắng vì Triệu Tông Tích, mà cũng không có cách nào. Uy lực của Long Xương Kỳ kia quả thực quá lớn, nghe nói ông ta đến kinh thành, ngay cả Tô Thức cũng nhịn không nổi gia nhập vào đại quân nghênh đón, nói gì đến người khác?
Tuy nhiên, Vương Bàng cũng không có cách gì hay, hai người không nói gì, nhất thời hơi trầm ngâm.
Thấy không khí có chút tẻ nhạt, Vương An Lễ lại gần cười bắt chuyện:
- Trọng Phương huynh, tại hạ ngưỡng mộ đại danh đã lâu, nhất là đoạn thơ “Băng tuyết lâm trung trứ thử thân, bất đồng đào lý hỗn phương trần. Hốt nhiên nhất dạ thanh hương phát, tán tác càn khôn vạn lý xuân” của huynh.
Cho dù Trần Khác tự cho mình là vãn bối của Vương An Thạch, Vương An Lễ cũng không dám mạo xưng là bề trên của vị nhân tài kiệt xuất cùng tuổi này, chỉ có thể khen:
- Thật sự là rất khí khái, tràn đầy khát vọng.
- Tiểu đệ càng thích đoạn “Vĩnh ngộ lạc” : “Thiên cổ giang sơn, anh hùng vô mịch, Tôn Trọng Mưu xử” (Ngàn dặm giang sơn, anh hùng khó kiếm. Nơi Tôn Quyền ở-Vĩnh Ngộ Lạc – Tân Khí Tật).
Vương An Thượng cũng chen vào:
- Nhớ năm đó, tư thế hào hùng, khí thế ngàn dặm như hổ. Thật không thể tưởng được, Trọng Phương huynh có thể viết lại từ một đoạn tiểu từ hàm súc uyển chuyển đó trở nên hào hùng như thế, trực tiếp bảo người phải múa kiếm mà hát.
Dừng lại một lát nói:
- Tuy nhiên, tới “hạ khuyết” (phần cuối của bài từ), sao lại bi thương vậy?
(Bài từ Vĩnh Ngộ Lạc sẽ được phân tích khá kỹ trong khoảng 1/3 chương này, nên mong cả nhà đọc qua 1 lượt ở dưới mới hiểu được)
Trần Khác không khỏi đỏ bừng cả mặt, tuy hắn làm thơ rất nhiều, nhưng thực sự vẫn chỉ là người chuyển lời, vẫn là lấy trộm tác phẩm của hậu nhân... Thật sự cũng không có cách nào, cái thứ tài này, chung quy cũng không phải cố mài luyện là ra.
Bài thơ thứ nhất Vương An Lễ nhắc đến kia vốn là tác phẩm của Vương Miện triều Nguyên, mà lời của Vương An Thượng chính là tác phẩm nổi danh của Tân Khí Tật... Lời của lão Tân rất hợp khẩu vị của Trần Khác, cho nên cũng bị trộm vô cùng tàn nhẫn, chỉ sợ sau này tới khi sinh ra lớn lên, ông luôn luôn có cảm giác “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Trần Khác đề thơ ở phía trước” mà thôi (cảnh đẹp trước mắt không cách nào miêu tả, chỉ bài thơ của Trần Khác đã nói hết cả rồi)
“Hạ khuyết” của bài từ này, Trần Khác sửa lại một chút, sửa “Tứ thập tam niên, vọng trung do ký, phong hỏa Dương Châu lộ” (Bốn mươi ba năm, ngoảnh nhìn còn nhớ, khói lửa Dương Châu lộ-Vĩnh Ngộ Lạc-Tân Khí Tật) thành “Nhị thập tam niên, Vọng Trung do ký, phong hỏa Thiểm Tây lộ”. Ý định ban đầu của hắn là muốn khích lệ tinh thần của các đồng niên đồng chí, cũng không có ý gì khác, bèn cười đáp:
- “Thiếu niên bất thức sầu tư vị, vi phú tân từ cường thuyết sầu” thôi. (Người đang trẻ thì không rõ cảm giác ưu sầu. Chỉ vì ngâm phú ngâm từ mà miễn cưỡng nói sầu)
Trong lúc không cẩn thận, không may lại trúng một thương.
- Hay cho “Thiếu niên bất thức sầu tư vị, vi phú tân từ cường thuyết sầu”.
Huynh đệ Vương An Lễ cùng nhau khen.
Tuy nhiên Vương Bàng lại không cho là đúng:
- Trọng Phương huynh, sau này vẫn nên để ý một chút mới tốt. “Nguyên gia thảo thảo, phong lang cư tư, doanh đắc thương hoàng bắc cố” (Nguyên Gia vội vàng. Phong lang cư tư. Rốt cuộc vội vàng Bắc Cố” ) không sợ người khác nói ngươi mượn chuyện người xưa nói người nay sao?
Ai nấy đều ngạc nhiên, sau đó là sợ hãi. Đúng vậy, hai mươi ba năm trước, Đại Tống dồn lực cả nước chủ động tấn công Tây Hạ, ý đồ tiêu diệt Lý Nguyên Hạo, ai ngờ bị lão nắm được cơ hội đánh cho thất bại thảm hại, tuy rằng cuối cùng Lý Nguyên Hạo cầu hòa, nhưng đó là vì thực lực hai nước cách xa quá lớn, lại có Liêu quốc bên cạnh, để bảo tồn thực lực mới đành đình chiến gấp rút cầu hòa.
Mặc dù vậy, vì giữ gìn mặt mũi Đại Tống, triều đình vẫn tuyên bố mình là kẻ thắng, Trần Khác nhắc đến điển cố Lưu Nghĩa Long con của Lưu Dụ ý đồ phong Lang Cư Tư, tấn công Bắc phạt, ngược lại khiến Hoàng đế Bắc Ngụy Thác Bạt Đao thừa cơ chỉ huy xuôi về phía nam, binh chống đỡ dải Giang Bắc quay về, rơi vào tay đối thủ bị thương nặng, rất dễ khiến cho người ta liên tưởng muốn nói bóng gió đền bản triều.
Tim Trần Khác đập mạnh, lại chợt cười nói:
- Đúng là mượn cổ nói nay, nhưng không phải châm biếm nay. “Nguyên gia thảo thảo, phong Lang Cư Tư, Doanh đắc Thương Hoàng bắc cố. Nhị thập tam niên, vọng trung do ký, phong hỏa Thiểm Tây lộ. Hà Khan hồi phủ, phật ly từ hạ, nhất phiến thần nha xã cố. Bằng thùy vấn: Liêm pha lão hĩ, thượng năng phạn phủ?” (Nguyên Gia qua loa vội vàng đánh Lang Cư Tư mong mở mang biên cương, vộ vàng đánh Bắc Cố. Hai mươi ba năm trước, ngoảnh đầu nhìn lại, vùng Thiểm Tây khói lửa. Ngoái cổ về, đền Phật Ly cúng tế linh đình. Quạ kêu, trống gõ. Có ai hỏi đến lão tướng Liêm Pha vẫn ăn khỏe chứ?) Ý của ta là, năm đó chiến tranh với Tây Hạ, triều đình của ta chuẩn bị không tốt, cho nên mới rơi vào cái “thảo thảo” (vội vàng, qua loa), nhưng hiện tại Nguyên Hạo đã chết, Tây Hạ không có ai lãnh đạo mà sinh loạn, thực lực quốc gia ngày càng suy yếu, chỉ có Đại Tống ta quyết chí tự cường, chăm lo việc nước, rửa sạch hổ thẹn!
Nhưng trong lòng thầm nghĩ, xem ra sau này phải cần thận rồi, tránh bị người ta tóm lấy nhược điểm, mượn cơ hội sinh sự.
Hắn vốn tưởng rằng Vương Bàng sẽ tiếp tục nói mỉa mai, ai ngờ đối phương lại vỗ tay khen:
- Nói rất hay, thực đã nói ra tiếng lòng của ngu đệ!
Vương Bàng nói với Vương An:
- Tiểu thúc, giờ ta đã hiểu, bài từ
Này không có hạ khuyết, đó là tác phẩm của người luyện võ, có hạ khuyết thâm trầm tỉnh táo mới là lòng son nhiệt tâm của người đọc sách thế hệ chúng ta!
Nghe tiểu tử này nói như thế, Trần Khác lại nhẹ nhàng thở ra, cũng không hiểu tại sao, trước mặt Vương An Thạch hắn cũng chưa từng cảm thấy áp lực lớn như vậy. Chỉ có thể nói, cậu thiếu niên mười sáu tuổi này quả thật là sự tồn tại yêu nghiệt!
Chuyển ánh mắt sang phía khác, dùng cách này bình phục tâm tình trở lại, Trần Khác lơ đãng nhìn thấy, xe ngựa của nữ quyến Vương gia vén màn lên, một đôi mắt to linh hoạt đang chăm chú nhìn mình.
Đó là một cô bé mười lăm mười sáu tuổi, tràn đầy thanh xuân, dung nhan còn hơn Tiểu Muội một bậc. Phát hiện Trần Khác nhìn mình, không giống như những thiếu nữ bình thường nàng không hề hoảng loạn, mà khẽ cười, giòn như chuông:
- Động Đình tám trăm dặm, sóng cuộn trào, đại nhân từ đâu mà đến?
(1): Bài thơ Vĩnh Ngộ Lạc (kinh khẩu bắc cố đình hoài cổ)
Thiên cổ giang sơn,
Anh hùng vô mịch,
Tôn Trọng Mưu xứ.
Vũ tạ ca đài,
Phong lưu tổng bị,
Vũ đả phong xuy khứ.
Tà dương thảo thụ,
Tầm thường hạng mạch,
Nhân đạo Ký Nô tằng trú.
Tưởng đương niên,
Kim qua thiết mã,
Khí thôn vạn lý như hổ.
Nguyên Gia thảo thảo,
Phong Lang Cư Tư,
Doanh đắc thương hoàng Bắc Cố.
Tứ thập tam niên,
Vọng trung do ký,
Phong hoả Dương Châu lộ.
Hà kham hồi thủ,
Phật Ly từ hạ,
Nhất phiến thần nha xã cổ.
Bằng thuỳ vấn,
Liêm Pha lão hĩ,
Thượng năng thực phủ.
Dịch: Tại đình Bắc Cố cửa Kính nhớ chuyện xưa
Ngàn thuở non sông
Anh hùng khó kiếm
Nơi Tôn Quyền (Tôn Trọng Mưu) ở
Điện múa đài ca
Phong lưu thảy bị
Gió giập mưa vùi đổ
Tà dương cây cỏ
Tầm thường ngõ ngách
Nơi Ký Nô từng ở đó
Tưởng bấy giờ
Giáo vàng ngựa sắt
Khí thôn muôn dặm hùng hổ
Nguyên Gia (niên hiệu vua Tống Văn Đế) nông nổi
Phong Lang Cư Tư (Tên núi Lang Cư Tư) (ý là Muốn mở rộng biên cương, đánh Lang Cư Tư)
Rút cuộc vội vàng Bắc Cố
Bốn ba năm qua,
Tròng mắt như in,
Vùng Dương Châu khói lửa.
Ngoái cổ về,
Đền Phật Ly cúng tế linh đình,
Quạ kêu, trống gõ.
Có ai hỏi đến,
Lão tướng Liêm Pha,
Vẫn ăn khoẻ chứ?
Bài thơ: Vĩnh ngộ lạc - Kinh khẩu Bắc Cố đình hoài cổ - 永遇樂-京口北顧亭懷古 (Tân Khí Tật - 辛棄疾)
Bình luận facebook