Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chap-298
Chương 322: Cấm quân Đại Tống (2)
Trần Khác đã từng hứa xây cho đoàn ca múa của nàng một nhà hát kịch. Dù là vương công quý tộc trong kinh thành cũng tốt, hay phú thương cũng vậy, muốn xem kịch phải mua vé đến nhà hát xem, sẽ không có chuyện tới nhà nàng diễn nữa, nuôi dưỡng nhiều tật xấu!
Đỗ Thanh Sương cực kì quan tâm với điều này. Đây là sân khấu của riêng mình, tức là muốn diễn cái gì mình cũng có thể tự quyết định. Tiền thu vào cũng bảo đảm, mà địa vị của đoàn ca kịch cũng được tăng lên. Trong lúc gần nửa năm Trần Khác không ở kinh thành thì nàng thường đi đến xem nhà hát kịch. Tất cả thiết kế và trang trí của nhà kịch đều ẩn chứa tâm huyết của nàng.
- Hay quan nhân tới đặt tên đi.
Đỗ Thanh Sương lắc đầu:
- Thiếp thân không biết đặt thế nào.
Trần Khác cười nói:
- Ta mà đặt tên thì sẽ đặt là Viện ca kịch Đỗ Thanh Sương.
- Quan nhân lại không đứng đắn rồi.
Đỗ Thanh Sương che miệng cười.
- Đây không phải là không đứng đắn.
Trần Khác nói:
- Nàng xem trên đường đầy rẫy mấy cái như quán sữa Bà Tử, cửa hàng trang sức Tào gia, nhà thuốc Sơn Thủy Lý gia, chẳng phải đều dùng tên để đặt đấy sao?
- Thanh Sương không gánh nổi.
Đỗ Thanh Sương cực kì vui sướng nhưng vẫn lắc đầu quầy quậy:
- Gọi là Viện ca kịch Trần trạng nguyên hay hơn.
- Không được, ta cũng không biết hát.
Trần Khác ngồi xuống nói:
- Nàng là Ca Tiên nổi danh, hoàn toàn có thể đặt được.
Nói xong xoa xoa tay:
- Quyết vậy đi. Không biết vi phu có vinh hạnh được đề từ cho nương tử hay không?
- Thôi mà...
Đỗ Thanh Sương mặt đỏ ửng, rõ ràng rất muốn nhưng vẫn lắc đầu:
- Người khác cười đấy...
- Sao vậy, chê chữ ta xấu hả?
Trần Khác cười thầm:
- Dễ thôi mà. Nàng muốn chữ của Túy Ông, Thái Quân hay Tô Tử Chiêm thậm chí kể cả bạch phi của Quan Gia ta cũng lấy được cho nàng.
- Đương nhiên thiếp chỉ cần chữ của quan nhân thôi, ai khác cũng không cần.
Đỗ Thanh Sương nói khẽ:
- Nhưng cái tên thì cần suy nghĩ lại.
- Không có gì phải đắn đo, cứ thế đi!
Trần Khác quyết đoán đề nghị:
- Viện ca múa Đỗ Thanh Sương không chỉ biểu diễn ca vũ của Đại Tống mà còn có cả Ả rập, Thiên Trúc, Triều Tiên, Nhật Bản,... Tất cả ca vũ khắp thiên hạ ta đều đưa cho nàng. Chỉ cần có thể được Đỗ tổng giám nhìn thuận mắt chúng ta liền diễn, để toàn bộ dân chúng Biện Kinh được mở mang tầm mắt.
- ...
Đỗ Thanh Sương nghe hắn nói đến mê mẩn:
- Nói được vậy thì cuộc đời này sống không uổng rồi.
Hai người đang tâm sự thì Uy nữ A Nhu tiến vào bẩm báo:
- Chủ nhân, tiểu vương gia tới.
- Mời y đến thư phòng.
Trần Khác gật đầu, xoa nhẹ khuôn mặt nhỏ nhắn của Đỗ Thanh Sương:
- Ta đi một lát rồi về.
- Quan nhân cứ tập trung vào công việc đi.
Đỗ Thanh Sương nhu tình như nước nói...
- Hôm nay thuận lợi không?
Trần Khác thấy Triệu Tông Tích nồng nặc mùi rượu nên sai người pha cho y một bình trà đặc.
Triệu Tông Tích lảo đảo lắc cái đầu nói:
- Hôm nay chưa làm được gì đã bị đám quân soái kéo đi uống rượu, sau quá chén ta thành thế này đây.
Nói xong vén tay áo lấy ra một chồng tiền giấy:
- Còn có cái này nữa.
Trần Khác cầm lên xem, hóa ra là phiếu công trái Đại Lý của tiền hiệu Biện Kinh phát hành, giá trị một trăm ngàn quan... Hiện giờ cái thứ này giá trị hơn nhiều so với tiền mặt.
- Thật sự phải đổ máu nhiều nhỉ.
- Ngày mai phải hạ doanh trại rồi.
Triệu Tông Tích ngửa đầu nốc cạn một chén trà, quệt ngang miệng nói:
- Huynh nói xem làm sao giờ.
- Cứ cầm đống tiền này đã.
Trần Khác nói:
- Vẫn là câu nói đó, yên lặng theo dõi kỳ biến. Trước cứ lẳng lặng mà nhìn, đừng vội hành động.
Dừng một lát rồi nói:
- Đúng rồi, hôm nay thấy Tư Mã Quân thật sao?
Trần Khác bảo Triệu Tông Tích đề xuất Tư Mã Quang làm trợ thủ cho Phú tướng công. Lúc này đúng là khoảng thời gian khó khăn nhất của Tư Mã Quang, bại ở Khuất Dã Hà, cái chết của Bàng Tịch đều là gánh nặng trầm trọng trên vai y. Về kinh hai năm vẫn bị triều đình để đó không dùng, rất nhiều người đều cho rằng y đời này cứ vậy là đã xong.
Đó là lí do Triệu Tông Tích muốn dùng.
- Gặp được.
Triệu Tông Tích nói:
- Y đúng giờ chờ ở nha môn...
Dừng một lát rồi nói:
- Nhưng mà y làm được ư? Hôm nay từ đầu tới đuôi đều thậm thụt chẳng nói mấy lời. Người ta mời rượu cũng chẳng uống, dường như giống người không biết đạo lý vậy.
Ngụ ý nhìn qua giống hệt cha vợ của huynh đó...
- Tư Mã Quang không hiểu đạo lý?
Trần Khác cất tiếng cười to:
- Đây là một hiểu lầm lớn nhất thiên hạ.
- Ồ...
Triệu Tông Tích hỏi:
- Vậy y là người như thế nào?
- Kẻ thông minh.
Trần Khác suy nghĩ một chút rồi đưa ra định nghĩa:
- Kẻ thông minh nhất Đại Tống, kết tinh trí tuệ của Hoa Hạ.
- Đánh giá cao vậy ư?
Triệu Tông Tích trợn to mắt:
- Rốt cục y tài giỏi chỗ nào?
- Trí tuệ.
Trần Khác nói:
- Trí tuệ của y có thể giúp chúng ta quét sạch sương mù, tránh được tất cả âm mưu tính kế.
- Lợi hại vậy sao?
Triệu Tông Tích kích động nói.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu:
- Có được sự ủng hộ của y hay không chính là điểm mấu chốt cho sự thành bại trong đại nghiệp của huynh.
Nói xong khẽ cau mày:
- Thôi được rồi, mai ta sẽ đi với huynh, hết việc giải trừ quân bị lại đến việc Tư mã Quân Thực...
Hai trăm bốn mươi nghìn cấm quân thành Biện Kinh, lấy chỉ huy làm đơn vị, phân ra đóng trong bốn trăm doanh trại trong và ngoài thành. Gần như mỗi con phố đều có doanh trại quân đội.
Khác với doanh trại quân đội trong ấn tượng của người đời sau, ở Đại Tống cả gia đình quân nhân đều ở trong doanh trại. Bởi vì ở triều đại này, tham gia quân ngũ là chuyện cả đời. Chỉ cần làm binh là đời này khỏi phải nghĩ đến chuyện làm cái khác. Cho nên mỗi người đều có gia đình sống trực tiếp tại quân doanh.
Quân doanh trong triều đại này vốn là một cái viện đại gia đình, gà bay chó sủa, đứa nhỏ đi tiểu, chẳng thể nào điểm danh số người bên trong.
Bởi vậy khi mà điểm danh quân tốt thì tất cả đều kéo đến giáo trường để tiến hành điểm danh.
Giờ phút này Triệu Tống Tích cùng Trần Khác và Tư Mã Quang đã đến bên ngoài giáo trường của quân Tả Tuyên Vũ Thượng Quân. Bên trong giáo trường tường cao hàng rào dày, cách biệt với thế giới bên ngoài.
- Huynh từng đến đó chưa?
Triệu Tông Tích thúc ngựa hỏi Trần Khác đang đi bên cạnh.
- Chưa.
Trần Khác mặc một bộ áo bào liền thân, cười nói:
- Ta chỉ từng đi đại doanh hành quân tác chiến.
- Ta cũng chưa từng đi.
Triệu Tông Tích quay đầu, nhìn Tư Mã Quang mặc một bộ quan phục màu xanh, hỏi:
- Còn Tư Mã tiên sinh thì sao?
- Hạ quan cũng chưa từng tới.
Dáng người Tư Mã Quang gầy yếu, vóc dáng không cao, ngũ quan đoan chính, ánh mắt sâu xa, khiến người khác vừa nhìn vào liền có cảm giác đặc biệt tin cậy.
- Thành Biện Kinh này nhiều quân doanh như vậy mà ba chúng ta lại chưa bao giờ đặt chân tới giáo trường.
Triệu Tông Tích như độc thoại:
- Có thể thấy được quân đội và bên ngoài là hai cái thế giới.
Tư Mã Quang chỉ gật đầu không đáp lời khiến Triệu Tông Tích hơi xấu hổ.
Ngay tại lúc đó cửa giáo trường mở, chợt nghe một tiếng pháo vang. Cửa doanh mở rộng, hai nhóm quân sĩ quần áo tinh tươm, băng cột tua đỏ, đầu đội mũ Phạm Dương, đi đều chỉnh tề bước ra, xếp thành hai hàng hai bên doanh trại.
Hơn mười người tướng lĩnh mặc giáp mang nón trụ mặt tươi cười từ quân doanh ra đón.
Mấy người Triệu Tông Tích cũng xuống ngựa chào đám quan quân cấp cao. Cho dù Đại Tống triều trọng văn khinh võ nhưng cũng phải tùy theo trường hợp. Võ quan cầm đầu kia là Tư lệnh phó Đô chỉ huy sứ Quân bộ Thị vệ quân Vương Khải, cháu của Tống Sơ Bình Thục đại tướng Vương Toàn Bân- một lão tướng quân đã bảy mươi tuổi. Nếu trong quân doanh mà gặp được có lẽ Triệu Tông Tích phải gọi một tiếng “Vương gia gia”.
Sau khi hai bên chào nhau thì Vương Khải thân thiết l kéo cánh tay Triệu Tông Tích hỏi thăm sức khỏe.
Vừa nói hai người vừa đi vào trong, một đám người lục đục theo sau vào trong giáo trường.
Trần Khác nhân cơ hội xem xét xung quanh, thấy nơi này cực kì nghiêm chỉnh. Đông tây nam bắc bốn hướng đều là tường cao rào chắc, có tháp cao để nhìn xa. Trên tường cách một đoạn lại treo một chiếc đèn lồng, dưới đèn có quân sĩ đeo đao cầm thương đứng canh như tượng. Trong quảng trường thao diễn luyện quân có đến mấy ngàn tên lính, cờ bay phấp phới, trống trận liên tiếp. Các nhóm binh lính quần áo như mới đang không ngừng thay đổi thế trận, nhìn qua như bướm lượn nhành hoa, vui mắt vô cùng.
Vương Khải mời Triệu Tông Tích vào phòng nghị sự ở phía bắc giáo trường để nghỉ chân. Đi vào liền thấy hoa tươi rực rỡ, trên bàn đầy hoa quả và điểm tâm tinh xảo. Mỗi cái ghế còn có nệm dựa, lộ vẻ hình thức.
Sau khi khách sáo vài câu Triệu Tông Tích ngồi xuống, nhìn đám người xung quanh nói:
- Hôm qua phần lớn mọi người đều đã nghe tuyên chỉ trong nha môn Bộ quân ti rồi đúng không?
- Đã nghe.
Các tướng đồng thanh.
- Vậy không nói nhiều lời, lần này bản thân ta phụng chỉ thanh tra quân số.
Triệu Tông Tích chân thành nói:
- Trước đó nha môn thẩm tra phát hiện việc quản lý quân tịch của binh lính cực kì tệ hại, binh cũ rời đi mà tên vẫn còn, đến nỗi giờ số lượng binh lính không thể kiểm kê được nữa.
Dừng một cái lại nói:
- Cho nên giờ chỉ có thể áp dụng phát lương theo danh sách, thanh tra theo đầu người.
Các tướng ngồi nghiêm chỉnh, Vương Khải ngượng ngùng giải thích:
- Trong Tam nha đều là binh lính, không thể làm việc cẩn thận được như các quan văn.
Trần Khác đã từng hứa xây cho đoàn ca múa của nàng một nhà hát kịch. Dù là vương công quý tộc trong kinh thành cũng tốt, hay phú thương cũng vậy, muốn xem kịch phải mua vé đến nhà hát xem, sẽ không có chuyện tới nhà nàng diễn nữa, nuôi dưỡng nhiều tật xấu!
Đỗ Thanh Sương cực kì quan tâm với điều này. Đây là sân khấu của riêng mình, tức là muốn diễn cái gì mình cũng có thể tự quyết định. Tiền thu vào cũng bảo đảm, mà địa vị của đoàn ca kịch cũng được tăng lên. Trong lúc gần nửa năm Trần Khác không ở kinh thành thì nàng thường đi đến xem nhà hát kịch. Tất cả thiết kế và trang trí của nhà kịch đều ẩn chứa tâm huyết của nàng.
- Hay quan nhân tới đặt tên đi.
Đỗ Thanh Sương lắc đầu:
- Thiếp thân không biết đặt thế nào.
Trần Khác cười nói:
- Ta mà đặt tên thì sẽ đặt là Viện ca kịch Đỗ Thanh Sương.
- Quan nhân lại không đứng đắn rồi.
Đỗ Thanh Sương che miệng cười.
- Đây không phải là không đứng đắn.
Trần Khác nói:
- Nàng xem trên đường đầy rẫy mấy cái như quán sữa Bà Tử, cửa hàng trang sức Tào gia, nhà thuốc Sơn Thủy Lý gia, chẳng phải đều dùng tên để đặt đấy sao?
- Thanh Sương không gánh nổi.
Đỗ Thanh Sương cực kì vui sướng nhưng vẫn lắc đầu quầy quậy:
- Gọi là Viện ca kịch Trần trạng nguyên hay hơn.
- Không được, ta cũng không biết hát.
Trần Khác ngồi xuống nói:
- Nàng là Ca Tiên nổi danh, hoàn toàn có thể đặt được.
Nói xong xoa xoa tay:
- Quyết vậy đi. Không biết vi phu có vinh hạnh được đề từ cho nương tử hay không?
- Thôi mà...
Đỗ Thanh Sương mặt đỏ ửng, rõ ràng rất muốn nhưng vẫn lắc đầu:
- Người khác cười đấy...
- Sao vậy, chê chữ ta xấu hả?
Trần Khác cười thầm:
- Dễ thôi mà. Nàng muốn chữ của Túy Ông, Thái Quân hay Tô Tử Chiêm thậm chí kể cả bạch phi của Quan Gia ta cũng lấy được cho nàng.
- Đương nhiên thiếp chỉ cần chữ của quan nhân thôi, ai khác cũng không cần.
Đỗ Thanh Sương nói khẽ:
- Nhưng cái tên thì cần suy nghĩ lại.
- Không có gì phải đắn đo, cứ thế đi!
Trần Khác quyết đoán đề nghị:
- Viện ca múa Đỗ Thanh Sương không chỉ biểu diễn ca vũ của Đại Tống mà còn có cả Ả rập, Thiên Trúc, Triều Tiên, Nhật Bản,... Tất cả ca vũ khắp thiên hạ ta đều đưa cho nàng. Chỉ cần có thể được Đỗ tổng giám nhìn thuận mắt chúng ta liền diễn, để toàn bộ dân chúng Biện Kinh được mở mang tầm mắt.
- ...
Đỗ Thanh Sương nghe hắn nói đến mê mẩn:
- Nói được vậy thì cuộc đời này sống không uổng rồi.
Hai người đang tâm sự thì Uy nữ A Nhu tiến vào bẩm báo:
- Chủ nhân, tiểu vương gia tới.
- Mời y đến thư phòng.
Trần Khác gật đầu, xoa nhẹ khuôn mặt nhỏ nhắn của Đỗ Thanh Sương:
- Ta đi một lát rồi về.
- Quan nhân cứ tập trung vào công việc đi.
Đỗ Thanh Sương nhu tình như nước nói...
- Hôm nay thuận lợi không?
Trần Khác thấy Triệu Tông Tích nồng nặc mùi rượu nên sai người pha cho y một bình trà đặc.
Triệu Tông Tích lảo đảo lắc cái đầu nói:
- Hôm nay chưa làm được gì đã bị đám quân soái kéo đi uống rượu, sau quá chén ta thành thế này đây.
Nói xong vén tay áo lấy ra một chồng tiền giấy:
- Còn có cái này nữa.
Trần Khác cầm lên xem, hóa ra là phiếu công trái Đại Lý của tiền hiệu Biện Kinh phát hành, giá trị một trăm ngàn quan... Hiện giờ cái thứ này giá trị hơn nhiều so với tiền mặt.
- Thật sự phải đổ máu nhiều nhỉ.
- Ngày mai phải hạ doanh trại rồi.
Triệu Tông Tích ngửa đầu nốc cạn một chén trà, quệt ngang miệng nói:
- Huynh nói xem làm sao giờ.
- Cứ cầm đống tiền này đã.
Trần Khác nói:
- Vẫn là câu nói đó, yên lặng theo dõi kỳ biến. Trước cứ lẳng lặng mà nhìn, đừng vội hành động.
Dừng một lát rồi nói:
- Đúng rồi, hôm nay thấy Tư Mã Quân thật sao?
Trần Khác bảo Triệu Tông Tích đề xuất Tư Mã Quang làm trợ thủ cho Phú tướng công. Lúc này đúng là khoảng thời gian khó khăn nhất của Tư Mã Quang, bại ở Khuất Dã Hà, cái chết của Bàng Tịch đều là gánh nặng trầm trọng trên vai y. Về kinh hai năm vẫn bị triều đình để đó không dùng, rất nhiều người đều cho rằng y đời này cứ vậy là đã xong.
Đó là lí do Triệu Tông Tích muốn dùng.
- Gặp được.
Triệu Tông Tích nói:
- Y đúng giờ chờ ở nha môn...
Dừng một lát rồi nói:
- Nhưng mà y làm được ư? Hôm nay từ đầu tới đuôi đều thậm thụt chẳng nói mấy lời. Người ta mời rượu cũng chẳng uống, dường như giống người không biết đạo lý vậy.
Ngụ ý nhìn qua giống hệt cha vợ của huynh đó...
- Tư Mã Quang không hiểu đạo lý?
Trần Khác cất tiếng cười to:
- Đây là một hiểu lầm lớn nhất thiên hạ.
- Ồ...
Triệu Tông Tích hỏi:
- Vậy y là người như thế nào?
- Kẻ thông minh.
Trần Khác suy nghĩ một chút rồi đưa ra định nghĩa:
- Kẻ thông minh nhất Đại Tống, kết tinh trí tuệ của Hoa Hạ.
- Đánh giá cao vậy ư?
Triệu Tông Tích trợn to mắt:
- Rốt cục y tài giỏi chỗ nào?
- Trí tuệ.
Trần Khác nói:
- Trí tuệ của y có thể giúp chúng ta quét sạch sương mù, tránh được tất cả âm mưu tính kế.
- Lợi hại vậy sao?
Triệu Tông Tích kích động nói.
- Đúng vậy.
Trần Khác gật đầu:
- Có được sự ủng hộ của y hay không chính là điểm mấu chốt cho sự thành bại trong đại nghiệp của huynh.
Nói xong khẽ cau mày:
- Thôi được rồi, mai ta sẽ đi với huynh, hết việc giải trừ quân bị lại đến việc Tư mã Quân Thực...
Hai trăm bốn mươi nghìn cấm quân thành Biện Kinh, lấy chỉ huy làm đơn vị, phân ra đóng trong bốn trăm doanh trại trong và ngoài thành. Gần như mỗi con phố đều có doanh trại quân đội.
Khác với doanh trại quân đội trong ấn tượng của người đời sau, ở Đại Tống cả gia đình quân nhân đều ở trong doanh trại. Bởi vì ở triều đại này, tham gia quân ngũ là chuyện cả đời. Chỉ cần làm binh là đời này khỏi phải nghĩ đến chuyện làm cái khác. Cho nên mỗi người đều có gia đình sống trực tiếp tại quân doanh.
Quân doanh trong triều đại này vốn là một cái viện đại gia đình, gà bay chó sủa, đứa nhỏ đi tiểu, chẳng thể nào điểm danh số người bên trong.
Bởi vậy khi mà điểm danh quân tốt thì tất cả đều kéo đến giáo trường để tiến hành điểm danh.
Giờ phút này Triệu Tống Tích cùng Trần Khác và Tư Mã Quang đã đến bên ngoài giáo trường của quân Tả Tuyên Vũ Thượng Quân. Bên trong giáo trường tường cao hàng rào dày, cách biệt với thế giới bên ngoài.
- Huynh từng đến đó chưa?
Triệu Tông Tích thúc ngựa hỏi Trần Khác đang đi bên cạnh.
- Chưa.
Trần Khác mặc một bộ áo bào liền thân, cười nói:
- Ta chỉ từng đi đại doanh hành quân tác chiến.
- Ta cũng chưa từng đi.
Triệu Tông Tích quay đầu, nhìn Tư Mã Quang mặc một bộ quan phục màu xanh, hỏi:
- Còn Tư Mã tiên sinh thì sao?
- Hạ quan cũng chưa từng tới.
Dáng người Tư Mã Quang gầy yếu, vóc dáng không cao, ngũ quan đoan chính, ánh mắt sâu xa, khiến người khác vừa nhìn vào liền có cảm giác đặc biệt tin cậy.
- Thành Biện Kinh này nhiều quân doanh như vậy mà ba chúng ta lại chưa bao giờ đặt chân tới giáo trường.
Triệu Tông Tích như độc thoại:
- Có thể thấy được quân đội và bên ngoài là hai cái thế giới.
Tư Mã Quang chỉ gật đầu không đáp lời khiến Triệu Tông Tích hơi xấu hổ.
Ngay tại lúc đó cửa giáo trường mở, chợt nghe một tiếng pháo vang. Cửa doanh mở rộng, hai nhóm quân sĩ quần áo tinh tươm, băng cột tua đỏ, đầu đội mũ Phạm Dương, đi đều chỉnh tề bước ra, xếp thành hai hàng hai bên doanh trại.
Hơn mười người tướng lĩnh mặc giáp mang nón trụ mặt tươi cười từ quân doanh ra đón.
Mấy người Triệu Tông Tích cũng xuống ngựa chào đám quan quân cấp cao. Cho dù Đại Tống triều trọng văn khinh võ nhưng cũng phải tùy theo trường hợp. Võ quan cầm đầu kia là Tư lệnh phó Đô chỉ huy sứ Quân bộ Thị vệ quân Vương Khải, cháu của Tống Sơ Bình Thục đại tướng Vương Toàn Bân- một lão tướng quân đã bảy mươi tuổi. Nếu trong quân doanh mà gặp được có lẽ Triệu Tông Tích phải gọi một tiếng “Vương gia gia”.
Sau khi hai bên chào nhau thì Vương Khải thân thiết l kéo cánh tay Triệu Tông Tích hỏi thăm sức khỏe.
Vừa nói hai người vừa đi vào trong, một đám người lục đục theo sau vào trong giáo trường.
Trần Khác nhân cơ hội xem xét xung quanh, thấy nơi này cực kì nghiêm chỉnh. Đông tây nam bắc bốn hướng đều là tường cao rào chắc, có tháp cao để nhìn xa. Trên tường cách một đoạn lại treo một chiếc đèn lồng, dưới đèn có quân sĩ đeo đao cầm thương đứng canh như tượng. Trong quảng trường thao diễn luyện quân có đến mấy ngàn tên lính, cờ bay phấp phới, trống trận liên tiếp. Các nhóm binh lính quần áo như mới đang không ngừng thay đổi thế trận, nhìn qua như bướm lượn nhành hoa, vui mắt vô cùng.
Vương Khải mời Triệu Tông Tích vào phòng nghị sự ở phía bắc giáo trường để nghỉ chân. Đi vào liền thấy hoa tươi rực rỡ, trên bàn đầy hoa quả và điểm tâm tinh xảo. Mỗi cái ghế còn có nệm dựa, lộ vẻ hình thức.
Sau khi khách sáo vài câu Triệu Tông Tích ngồi xuống, nhìn đám người xung quanh nói:
- Hôm qua phần lớn mọi người đều đã nghe tuyên chỉ trong nha môn Bộ quân ti rồi đúng không?
- Đã nghe.
Các tướng đồng thanh.
- Vậy không nói nhiều lời, lần này bản thân ta phụng chỉ thanh tra quân số.
Triệu Tông Tích chân thành nói:
- Trước đó nha môn thẩm tra phát hiện việc quản lý quân tịch của binh lính cực kì tệ hại, binh cũ rời đi mà tên vẫn còn, đến nỗi giờ số lượng binh lính không thể kiểm kê được nữa.
Dừng một cái lại nói:
- Cho nên giờ chỉ có thể áp dụng phát lương theo danh sách, thanh tra theo đầu người.
Các tướng ngồi nghiêm chỉnh, Vương Khải ngượng ngùng giải thích:
- Trong Tam nha đều là binh lính, không thể làm việc cẩn thận được như các quan văn.
Bình luận facebook